CHÚ GIẢI TIN MỪNG
LỄ CHÚA HIỂN LINH
TIN MỪNG: Mt 2,1-12
Noel Quesson - Chú Giải
Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì.
Mát-thêu chỉ dùng những từ ngắn gọn như thế để nói về Giáng sinh. Quả là quá ít! Thực ra, khác với Luca, Mát-thêu dường như không chú tâm lắm đến thực chất của biến cố này. Ngược lại, rõ ràng là Mát-thêu muốn cho độc giả thấy “ý nghĩa" của biến cố Giáng sinh. Và ông bày tỏ ý nghĩa đó trong trình thuật về các nhân chiêm tinh…Trình thuật này được triển khai rất nhiều... Và nếu ta để ý suy xét thì nó có thể được coi là nhập đề cho toàn bộ Tin Mừng Thánh Matthêu.
Thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu?"
Mát-thêu đã để hai tước hiệu gần nhau, như hai thứ chất nổ: "Vua Hêrôđê", "Vua dân Do Thái Câu hỏi trên được các nhà ngoại quốc vừa đi vừa lập lại trên những đường phố chật hẹp tại Giêrusalem, hẳn là đã đập vào tai những người Do Thái như một lời chế nhạo độc ác. Ta cũng biết câu hỏi này đã làm vua Hêrôđê đa nghi phải xao xuyến như thế nào! Lịch sử cho thấy, ông này suốt đời đã bị ám ảnh là sợ mất quyền hành và thấy khắp nơi toàn là những âm mưu, nên ông chỉ sống trong "pháo đài" và đã ra lệnh giết ba con trai, bà mẹ vợ, và cả vợ ông nữa. Đấy là "lịch sử " Nhưng ý nghĩa mà Mát-thêu gán cho tước vị "Vua dân Do Thái" mang tính sâu sắc hơn nhiều. "Nước Trời" sẽ là một trong những đề tài mà ông ưa thích. Ngay từ đầu, Mát-thêu loan báo Vua của Vương quốc này. Từ đầu Tin Mừng của ông, đã có cuộc tranh chấp về ngai vàng. Ai sẽ thực sự là "Vua dân Do Thái ( " Phải chăng Hêrôđê, ông vua chuyên quyền, sát nhân và hung bạo? Hay là hài nhi Giêsu, nhỏ bé, yếu đuối, sẽ chết như một tội nhân vô tội?
Chính vào trang. cuối Tin Mừng, theo một, lối hành văn báo kết thường dùng trong văn chương Sê-mít, Mát-thêu gán lại cho Đức Giêsu tước hiệu "Vua dân Do Thái".. Những binh lính sẽ cười nhạo: "Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái" (Mt 27,29).
"Người này là Vua dân Do Thái", Philatô sẽ cho ghi như thế phía trên đầu, Đức Giêsu bị đóng đinh để "nêu rõ lý do của bản án" (Mt 27,3). "Hắn là vua ít-ra-en? Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi", tất cả các kinh sư và thượng tế sẽ chế giễu như' thế” (Mt 20,25-26). Vương quyền của ông Vua này, không giống như vương quyền của Hêrôđê: Nó chỉ được bộc lộ một cách nghịch lý trong cuộc thương khó của Chúa. Chúng ta mong ước gì lặp lại những lời kinh “nước Cha trị đến", "Người ngự trị cùng với Chúa, và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời".
Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên Phương Đông.
Ngày nay, Giáo hội kết hợp trình thuật lễ Hiển Linh này với một bài của ngôn sứ Isaia được chọn trong rất nhiều bản văn Kinh Thánh báo trước Đấng Mêsia sẽ đến như một "ánh sáng". "Hỡi Giêrusalem, hãy vùng đứng vì ánh sáng của ngươi đã đến rồi, và vinh quang của Chúa: đã chiếu tỏa trên đầu ngươi, vinh quang của người đang sáng chói trên ngươi. Hãy nhìn xem bóng tối bao trùm trên trái đất, nhưng Chúa vẫn tỏa sáng trên ngơi, vinh quang của Người đang sáng chói trên ngươi. Các dân cất bước về phía ánh sáng người, và Vua Chúa... hướng về ánh bình minh…rạng rỡ trên ngươi (Is 60,l-6). Ta cũng nhớ đến ánh sáng cứu hộ này, đã được hát mừng trong Mùa Vọng và trong thánh lễ đêm Giáng sinh: "Dân đi trong tăm tối đã: thấy một ánh sáng lớn, vì một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta" (Is 9,l-5).
Trong đề tài ngôi sao có cả một ý nghĩa mà Thánh Phêrô giải thích khi ông nói về đức tin là "sao mai đang mọc lên trong tâm hồn chúng ta" (2 P 1,19). Ngôi sao này biểu trưng cho ánh sáng, ân sủng, tác động của Chúa trong tâm trí mọi người, và hướng dẫn mọi người đến với Đức Kitô. Vâng, Thiên Chúa đã âu yếm nhìn các nhà chiêm tinh ngoại giao đang tiến về Đức Giêsu. Trong cuộc đời của tôi cũng có một thứ ân sủng đang hướng tôi tìm kiếm Đức Giêsu. Tôi có can đảm đi theo ân sủng đó cho tới đích mà nó dẫn tới không? Hỡi ánh sáng dịu dàng, xin hướng dẫn con một bước...một bước... một bước nữa... để đến với Chúa. Nên chúng tôi đến thờ lạy Người.
“Thờ lạy", động từ này được dùng ba lần trong Tin Mừng Mát-thêu và cho thấy rõ thái độ sâu sắc của những chiêm tinh ngoại giáo này. Họ đến để "thờ lạy". Còn tôi thì sao? Tôi có thờ lạy không? Trước cái gì? Trước mặt ai? Lúc dâng mình máu Chúa trong thánh lễ, thái độ thờ lạy của tôi mang ý nghĩa nào? Ngày nay, người trẻ tìm lại được cử chỉ thờ lạy cao cả này, khi nhìn nhận sự nhỏ bé của mình, họ đã nằm dài trên mặt đất để hết mình thờ lạy.
Nghe tin ấy, Vua Hêrôđê bối rối và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà Vua liền triệu tập các thượng tế, các kinh sư trong dân lại.
Ở giữa trình thuật về lễ Hiển Linh, Mát-thêu đưa ra hai "thái độ" mà chúng ta luôn gặp lại trong Tin Mừng của ông: Một đàng là "thái độ từ chối" của những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị Do Thái. Đáng lẽ họ phải là những người đầu tiên nhìn nhận Đấng Mêsia. Nhưng họ làm gì? Họ "sợ”, họ "lo lắng". Họ không dám nhúc nhích. Ngay từ đầu họ đã tìm cách giết Đức Giêsu. Chúng ta có thể nghe được tiếng kêu buồn bã của Đức Giêsu thốt ra trên thành Giêrusalem: "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu..., Giêrusalem, Giêrusalem. Người. giết những kẻ được sai đến cùng ngươi. Đã bao lần ta muốn tập hợp các ngươi lại, mà các người không chịu...” (Mt 23,27-37) – Ngược lại là thái độ "đón tiếp" của những nhà chiêm tinh ngoại giáo..Dù không được chuẩn bị để đón tiếp Đấng Mêsia, chính họ lại đi tìm Chúa, đã chuyển động và thay vì "lo lắng" lại cảm thấy "một niềm vui lớn lao". Chúng ta có thể đã nghe được câu kết luận của Tin Mừng Mát-thêu. "Vậy anh em hãy đi, và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28-19).
Thực ra, đoạn Tin Mừng trên, trong những thế kỷ đầu tiên, dành để giải thích cho những người Công giáo gốc Do Thái (Mát-thêu cố ý nói với họ) tại sao Giáo hội lại gồm đa số những người Công giáo gốc ngoại giáo, trong khi Chúa đã giao ước mạnh mẽ với Ít-ra-en. Mát-thêu cho thấy nơi Đức Giêsu, Đấng Cứu Chuộc mong đợi, đã đến vì mọi người. Và nước "Ít-ra-en mới" gồm tất cả mọi người Do Thái cũng như ngoại giáo, "thờ lạy" trước Đức Giêsu. Điều này cũng đã được loan báo trước trong tất cả những lời ngôn sứ "có tính phổ quát": Giêrusalem phải trở nên thủ đô của mọi dân tộc. "Từng đàn lạc đà sẽ đến tràn ngập Giêrusalem, lạc đà từ Madian và Êpha. Dân Saba hết thảy kéo lại, tải đến vàng với trầm hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60,6). Tại ít-ra-en, người ta vẫn còn nhớ đến Nữ hoàng Saba đã từ xa đến và tiến đến Giêrusalem để gặp Salamôn. Thánh vịnh 71 được hát vào ngày lễ Hiển Linh cũng lập lại đề tài mở đầu này: "Những Vua xứ Tácxô và hải đảo sẽ mang lễ vật đến". Và chính Matthêu sẽ lập lại trong Tin Mừng của ông rằng, các dân "sẽ đến từ Phương Đông, Phương Tây và ngồi dự tiệc với Abraham" (Mt 8,11). Một lần nữa, chúng ta thấy Tin Mừng đã được biên soạn như thế nào.
Vâng, những nhà "chiêm tinh" đại diện cho tất cả những người ngoại giáo, những người vô tín, thuộc mọi thời đại. Và trong những từ này, chúng ta không hiểu theo nghĩa xấu nào cả, ngược lại là khác. Rất đông người trong số bạn hữu của ta đều rất chân thành trong niềm tin của họ có một cuộc sống ngay thẳng, luôn ý thức về công bằng và phục vụ kẻ khác, có một đời sống gia đình gương mẫu và hoàn thành trách vụ nghề nghiệp của họ một cách xuất sắc. Tuy nhiên họ không biết Đức Giêsu theo đúng nghĩa. Lễ Hiển Linh là lễ của tất cả mọi người không biết Đức Giêsu, của những người mà đức tin của họ khác với chúng ta, và là những người Chúa thương, soi sáng, lôi cuốn đến với Người nhờ hồng ân vô tình của Người. Còn chúng ta, chúng ta xét đoán họ như thế nào?
Vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa vì ngươi là nơi, vị lãnh tụ chăn dắt ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời.
Các bạn hãy nói tại sao ngôi sao đã không dẫn đưa các nhà chiêm tinh thẳng tới Bêlem, gần Đức Giêsu? Tại sao phải đi vòng qua Giêrusalem? Qua các "kinh sư và thượng tế... "? Bởi vì Thiên Chúa trung thành với lời Người đã hứa, và nếu ơn cứu rỗi ban cho mọi người, thì ơn đó sẽ đến qua trung gian người Do Thái (Rm 9,10-11). Việc vòng qua Giêrusalem còn có một ý nghĩa nữa: Đó là vì chúng ta không thể hà tiện "Lời Chúa" và "Kinh Thánh" để gặp thẳng Đức Kitô. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có suy niệm Lời Chúa và các "bản văn Kinh Thánh" cách không biết mệt mỏi không?
Rồi họ mở tráp lấy lễ vật để dâng tiến Người...Sau đó họ đi lối khác mà về xứ mình.
"Phụng tự" là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của Giáo hội: Phụng tự đích thực, đó là dâng cho Thiên Chúa hoa quả của công lao con người và ruộng đất, và như thế công lao tất cả những giá trị của mọi nền văn minh hiện tại. Việc gặp gỡ Đức Kitô sẽ biến đổi cuộc đời: Một con đường khác đang mở ra.
Lạy Chúa! Đó là “Tin Mừng" biết bao!
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
“Chúng tôi từ phía Đông đến thờ lạy Đức Vua”
1. Bêlem:
Một thành nhỏ bé nằm cách Giêrusalem bảy cây số về phía Nam.
- Thành này tuy nhỏ bé nhưng danh tiếng là vì quê hương của vua Đavít và của Chúa Giê-su, vị cứu tinh nhân loại.
- Mt nhắc đến tên Bêlem, không nhằm tính cách lịch sử cho bằng nhác đến Bêlem là nơi các tiên tri xưa đã tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra:
“Và ngươi, Bêlem đất thuộc Giuđa, hẳn ngươi không nhỏ bé trong hàng tướng lãnh Giuđa, vì bởi ngươi sẽ xuất hiện vị Thủ Lãnh Đấng chăn dắt Israel, dân Ta” (Mk 5,1-3).
* Và vì vậy Mátthêu nhắc đến Bêlem để làm chứng về sự sinh ra của Đấng Cứu Thế.
2. Ngôi Sao Lạ:
Thiên-Chúa có thể dùng những hiện tượng tự nhiên vào mục đích của Người. Xưa Chúa đã dùng cột mây cột lửa để hướng dẫn dân Do Thái đi trong hoang địa về đất hứa, thì nay Chúa dùng ngôi sao để dẫn đường cho các đạo sĩ.
- Nhưng tại sao ngôi sao không dẫn tiếp đến Bêlem mà lại dẫn tới Giêrusalem và vụt tắt đi, và sau đó lại xuất hiện dẫn đường tiếp đến Bêlem?
- Tác giả muốn trình bày cho chúng ta rằng mọi việc phải đi theo đến nguồn gốc, bởi vì “Ơn cứu chuộc phát sinh tự người Do Thái”.
3. Các Đạo Sĩ:
- Đầu tiên là tên gọi các tư tế Ba Tư, nhưng vào thời Hy Lạp đô hộ, từ ngữ này thường ám chỉ những người Đông Phương hiểu biết khoa chiêm tinh. Ở đây là những nhà chiêm tinh Babilon đã từng có dịp tiếp xúc với tư tưởng Thiên Sai Do Thái, vì thế họ có ý thức về Đấng Thiên Sai và thúc đẩy họ tìm đến với Đấng Thiên Sai.
- Qua những lễ vật dâng hiến là những sản phẩm đặc biệt của xứ Arabic, nên chúng ta có thể biết được các Ngài từ Arabic tới. Đồng thời chiếu theo số lượng tặng vật, chúng ta đoán được là các Ngài gồm ba người.
- Sau này vào thế kỷ thứ VIII, người ta mới đặt tên các ngài là Melchior, Balthazar và Gaspar, và người ta đã coi các ngài như là những đại diện của ba châu thế giới: Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, vì thế ngày vẫn gọi các ngài là ba vua.
4. Lời hỏi thăm của các Đạo Sĩ:
“Vua người Do Thái mới sinh ra hiện ở đâu?” đã làm cho cả thành Giêrusalem náo động. Một sự náo động không phải để đón mừng, nhưng để từ chối vì hốt hoảng, bối rối, lo sợ.
- Hêrôt lo sợ và bối rối: một ông vua độc ác đã từng thẳng tay trừng trị những người mà ông hồ nghi nổi loạn, thì không thể thản nhiên trước cái tin “vua Do Thái sinh ra”. Ông lo sợ cho ngôi báu của ông. Thời cuộc sẽ ra sao nếu quả thật có vua Do Thái ra đời?
Đây cũng là tâm trạng bất an của những người “sợ” sống tinh thần của Chúa, vì sống như vậy sẽ làm xáo trộn và đảo lộn những thụ hưởng bình an giả tạo của trần tục. Và đó cũng là tâm trạng của những người “sợ” mất mạng sống mình ở đời này!
Cả dân thành Giêrusalem đều lo sợ! Đáng lý họ phải vui mừng bởi vì là vua của họ mà! Đây là cái sợ của một dân bị đô hộ: sợ bị lôi kéo vào trong những chuyển biến mới, bấp bênh và có thể bị liên lụy, sợ vì biến cố mới sẽ làm xáo trộn đời sống an bình hiện tại của họ. Đây là tâm trạng của những người sống tiêu cực, không có óc cầu tiến và như vậy sẽ không thể dứt bỏ con người “cũ” để mặc lấy con người “mới” theo Chúa Kitô được.
5. Các Đạo Sĩ lên đường và vui mừng khi nhìn thấy lại Ngôi Sao dẫn đường:
Các ngài tới Bêlem và đã tìm thấy Hài Nhi và Mẹ Người trong cảnh nghèo hèn, yếu đuối. Các ngài đã phủ phục thờ lạy Đấng đã thúc giục các ngài lên đường thì giờ đây cũng đã soi sáng các ngài nhìn nhận giá trị và địa vị của Hài Nhi đang ở trước mặt, cử chỉ của các ngài là diễn tả cụ thể lòng tin giữa hai sự trái ngược: một vị cao sang đáng thờ lạy trong cái bé nhỏ tầm thường ti tiện.
Chỉ có cái nhìn xuất phát từ sự bỏ chính mình để vượt qua cái nhìn tầm thường của sự đòi hỏi của con người trần tục mới có thể nhận ra từ thẳm sâu, sự cao cả và quyền năng của Thiên-Chúa dấu ẩn qua những vẻ tầm thường. Đó là cái nhìn của lòng tin, nhờ đó các đạo sĩ nhận ra Hài Nhi chính là Đấng Cứu Thế.
6. Các Đạo Sĩ đã mang lễ vật ra dâng kính Hài Nhi:
Khi gặp lại cử chỉ này, thánh sử Mátthêu đã ngầm nhắc chúng ta nhớ lại lời tiên tri Isaia xưa: “Này hết thảy những người Saba đem vàng và nhũ hương tới, và rao truyền lời ngợi khen Đức Giavê” (Is 60,6).
Khi nhắc tới việc các đạo sĩ mang vàng và nhũ hương tới kính bái Đức Giê Su. thánh Mátthêu có ý cho dân Do Thái thấy rằng lòng mong đợi của họ đã được thực hiện nơi Đức Giê Su, Đấng Cứu Tinh mà họ mong đợi nay đã tới: dân ngoại đã mang lễ vật tới yết bái Người.
Hôm nay Giáo Hội cũng muốn dùng lại ý tưởng này để kêu gọi chúng ta mở rộng cõi lòng và cuộc sống để đón nhận Đấng Cứu Thế và hãy dâng kính cuộc sống của chính mình để làm lễ dâng hiến Người.
7. Khi sinh ra, Chúa sai Thiên Thần báo tin cho các mục đồng là những người nghèo khó, đơn sơ. Nay Chúa cho ngôi sao lạ báo tin cho các đạo sĩ là dân ngoại, nhưng có thiện chí khao khát muốn kiếm tìm. Điều này chứng tỏ những kẻ đơn sơ như mục đồng và những kẻ có thiện chí kiếm tìm đến Chúa như các đạo sĩ, đều được Chúa đoái thương cho gặp. Còn những kẻ thờ ơ, khép kín như dân thành Giêrusalem lại không được gặp Chúa, mặc dầu họ đã được các tiên tri loan báo và có hoàn cảnh thuận tiện ở gần nơi Chúa giáng sinh.
Muốn nhận ra Chúa, muốn hiểu lời Chúa, chúng ta đừng thờ ơ, khép kín, cố chấp và ngại khó, nhưng hãy đơn sơ, khiêm nhường, khao khát kiếm tìm và không quản ngại vất vả, hy sinh sống theo Chúa …
8. Biết nhìn điềm trời để nhận ra ý Chúa:
Các đạo sĩ đã nhìn lên bầu trời và nhận ra ngôi sao lạ. Từ ngôi sao đó các đạo sĩ đã nhận ra Đấng Cứu Thế. Đời sống chúng ta hàng ngày cũng có những “điềm trời, điềm thời đại” thể hiện ý Thiên-Chúa (Mt 16,14).
Tất cả những việc xảy ra trong đời ta, dù lớn hay nhỏ, đều là ngôi sao, điềm trời chỉ cho ta thấy ý Chúa. Noi gương các đạo sĩ tập quan sát tìm ra ý Chúa để nhờ đó chúng ta sẽ trở nên trưởng thành trong đức tin (Xem sắc lệnh Tông Đồ giáo dân số 10).
9. Đạo Sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Nhi và mang theo lễ vật để dâng hiến:
Khi ta làm việc tôn thờ Chúa nhất là thánh lễ, chúng ta đừng quên đem theo lễ vật để dâng hiến Chúa.
+ Vàng: Dâng cho Vua chỉ đức tin và việc lành.
+ Nhũ hương: Dùng cho tư tế chỉ đức cậy và cầu nguyện.
+ Mộc dược: Dùng cho việc xức xác, chỉ đức mến và sự hy sinh.
Những của lễ dâng hiến Chúa hàng đó là: cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, khổ chế, việc lành, việc thánh hóa bản thân như Tông Đồ, truyền giáo, bác ái, phụng vụ …